Các thì trong tiếng Đức

Các thì trong tiếng Đức
Các thì trong tiếng Đức


Tiếng Đức có sáu thì: hiện tại (Präsens), hiện tại hoàn thành (Perfekt), quá khứ đơn (Präteritum), quá khứ hoàn thành (Plusquamperfekt), tương lai 1 (Futur I) và tương lai 2 (Futur II) .

Tìm hiểu khi nào nên sử dụng từng thì, và cách kết hợp chúng . Danh sách các động từ mạnh, yếu và kết hợp sẽ giúp bạn thành thạo cách chia động từ thường dùng và hiểu trong ngữ pháp tiếng Đức. Chỉ cần nhấp vào một trong các liên kết dưới đây để được giải thích sâu hoàn chỉnh với các bài tập tương tác.

CÁCH DÙNG CÁC THÌ (Der gebrauch der Tempora)

Văn phạm tiếng đức có 6 thì (sechs grammatische Tempora) như sau:
  • Das Präsens: thì hiện tại
  • Das Präteritum: thì quá khứ Präteritum (quá khứ gần, mới xảy ra, hầu như không dùng cho văn nói, dùng nhiều cho văn viết)
  • Das Perfekt: thì quá khứ Perfekt (thường dùng trong văn nói, nếu là văn viết thì thường ở dạng hồi ký, nhật ký,...)
  • Das Plusquamperfekt: thì quá khứ Plusquamperfekt (dùng cho cả nói và viết)
  • Das Futur I: thì tương lai I ( tương lai gần)
  • Das Futur II: thì tương lai II (tương lai xa hơn)
Quá khứ ==> Hiện tại <== Tương lai

Plusquamperfekt ==> Perfekt (dùng cho văn nói) ==> Präteritum ==> Präsens (Hiện tại)<== Futur I + II)

I. THÌ HIỆN TẠI (Präsens): thì hiện tại dùng để:

1. Diễn tả một hành động xảy ra trong thời điểm hiện tại.

Ví dụ: Es klopt. (Có tiếng gõ (cửa).)
Jetzt muss ich gehen. (Bây giờ tôi phải đi.)


2. Diễn tả một sự kiện, một quá trình kéo dài đến thời điểm hiện tại.

Ví dụ: Meine Tochter studiert (jetzt) in Berlin. (Con gái của tôi học ở Berlin
Jeden Tag gehe ich in die Schule. (Mỗi ngày tôi đi đến trường.)

3. Diễn tả những hành động, sự kiện sẻ xảy ra trong tương lai, nhất là khi trong câu có các yếu tố chỉ thời gian sắp đến.

Ví dụ: In einem Monat haben die Kinder Sommeferien. (Một tháng nữa bọn trẻ được nghĩ hè.)

4. Dùng để nói đến một câu phát biểu tổng quát, một chân lý và thành ngữ, tục ngữ.

Ví dụ: Die Erde bewegt sich um die Sonne. (Trái đất quay quanh mặt trời.)
Die Winkelsumme im Dreieck beträgt 180º. (Tổng các góc trong một tam giác là 180 độ.)
Eis schmilzt bei 0º Celcius. (Nước đá tan ở 0º độ C.)

5. Khi dùng với các từ như wohl (có thể, chắc là), sicher (nhất định, chắc chắn), doch (chính thế), câu dùng ở thì hiện tại diển tả ý phỏng đoán.

Ví dụ: Er arbeitet wohl. (Có lẽ anh đang làm việc.)
Du bist doch am Abend zurück? (Tối anh trở về chứ?)

6. Thì hiện tại ở Indikativ có thể là một mệnh lệnh.

Ví dụ: Du gehst! (Mày đi đi!)
Ihr schweigt und wartet, bis ihr gefragt werdet! (Chúng mầy phải im lặng và chờ cho đến khi được hỏi đến!)

7. Thì hiện tại dùng làm „hiện tại của lịch sử“ khi diễn đạt sự kiện đã xảy ra.

Ví dụ: 15.Februar 1781: Lessing stirbt. (15 tháng 2 năm 1781: Lessing từ trần.)
1867: Das Kapital (1.band) erscheint. (1967: tập 1 của bộ „Tư Bản“ phát hành.)
Im Jahr 55 v.Chr. laden die Römer in Britannien. ( Năm thứ 55 trước Công Nguyên. những người La-mã đổ bộ lên nước Anh.)


II. THÌ QUÁ KHỨ PRÄTERITUM (Das Präteritum)

1. Thì Präteritum dùng để diễn đạt những sự việc đã xảy ra trong quá khứ đã được xác định bởi một mốc thời gian.

Ví dụ: Schiller wurde 1759 in Marbach geboren. (Schiller sinh n ăm 1759 ở Marbach.)

2. Thì Präteritum thường dùng trong câu có các yếu tố chỉ thời gian đã qua như gestern (ngày hôm qua), im vorgien Jahr (năm trước),neulich (vừa mới đây) v.v...

Ví dụ: Er arbeitete (gestern) den ganzen Tag. (Hôm qua anh ấy làm việc cả ngày.)

3. Thì Präteritum thường được dùng khi người kể chuyện (ở hiện tại) hồi tưởng lại những chuyện đã diển ra trong quá khứ.

Ví dụ: Erinnerst du dich noch, wie wir oft nachmittags in dem Garten saßen, wie es recht schön war, wie die Rosen dufteten und die Sonne von dem Himmel schien?
(Anh có nhớ không, dạo ấy buổi chiều chúng ta thường ngồi trong vườn, đẹp biết bao khi nhưng bông hoa hồng tỏa hương và ánh nắng mặt trờii chiếu rọi?)

4. Thì Präteritum cũng được dùng để diễn đạt ý nghĩa, suy nghĩ.

Ví dụ: Er dachte angestrengt nach. Wie konnte das geschehen?(Anh ta cố nhớ lại. Làm sao mà chuyện ấy xảy ra được?)

5. Khi muốn mô tả hai sự kiện xảy ra cùng một thời điểm trong quá khứ, người ta thường dùng Präterium.

Ví dụ: Während sie gingen, sprachen sie miteinander. (Trong khi đi đường, họ nói chuyện với nhau.)

III. THÌ QUÁ KHỨ PERFEKT (Das Perfekt)

1. Thì quá khứ Perfekt diễn tả những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Người ta thường dùng Perfekt trong đàm thoại.

Ví dụ: Wir haben gestern die Stadt besichtigt. (Hôm qua chúng tôi đã tham quan thành phố.)
Ich habe die ganze Nacht nicht geschlafen. (Tôi đã không ngũ suốt đêm.)

2. Thì quá khứ Perfekt cũng dùng để diễn đạt sự việc đã được khẳng định và đã kết thúc rồi.

Ví dụ: Gestern Abend hat sich an der Albertbrücke ein schwerer Verkehrsunfall ereignet. Die Polizei hat festgestellt, dass er durch die Straßenglatte verursacht worden ist.
(Tối qua, một tai nạn giao thông nghiêm trường đã xảy ra trên cầu Albert. Cảnh sát xác định nguyên nhân là do đường quá trơn trợt.)
Regnet es noch? Ja, es hat geregnet. (Trời còn đang mưa à? Vâng, trời đã mưa.)


3. Người ta cũng dùng thí quá khứ Perfekt để diễn đạt một sự việc sẽ xảy ra và hoàn tất trong tương lai (thay cho thì tương lai II).

Ví dụ: Bis zum nächsten Jahr hat er sein Studium abgeschlossen.(đến năm sau thì anh ta sẽ hoàn tất khóa học.)
Morgen haben wir es geschafft. (Ngày mai chúng ta sẽ hoàn thành việc ấy.)


IV. THÌ QUÁ KHỨ PLUSQUAMPERFEKT

1. Thì quá khứ Plusquamperfekt dùng để diễn tả những sự việc đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.

Ví dụ: Er war schon zu hause angekommen. (Ông ta đã về đến nhà.)

2. Nếu muốn diễn tả hai sự việc đã diễn ra ở hai thời điểm khác nhau trong quá khứ thì sự việc nào diển ra trước được dùng ở thì Plusquamperfekt, còn sự việc xảy ra sau sẽ ở thì Präteritum.

Ví dụ: Als ich die Arbeit beendet hatte, rief ich den Freund an.(Sau khi đã làm xong việc, tôi đã gọi điện thoại cho bạn.)
Er gestand, dass er das Buch gestohlen hatte. (Nó thú nhận, rằng nó đã đánh cấp quyển sách.)

V. THÌ TƯƠNG LAI I (FUTUR I)

1. Thì tương lai I thường được dùng để diễn tả một sự việc có thể xảy ra trong hiện tại.

Ví dụ: Er wird jetzt im Büro sein. (Có lẽ bây giờ ông ta ở trong văn phòng.)
Sie wird schon längst in Rom sein. (Có lẽ cô ấy đã đến Rom lâu rồi.)

2. Thì tương lai I thường để diễn tả một lời phát biểu trước về sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.

Ví dụ: Unsere Gruppe wird (im nächsten Sommer) im Ferienlagerarbeiten.
(đội của chúng ta sẽ làm việc trong một trại hè (vào mùa hè tới).

3. Một vài điều lưu ý:

a. Thì tương lai I được dùng ở ngôi thứ 1 là lời khẳng định chắc chắn.

Ví dụ: Dem werde ich helfen! (Tôi sẽ giúp đỡ hắn!)
Ich werde darauf bestehen. (Tôi sẽ vượt qua được.)

b. Thì tương lai I được dùng ở ngôi thứ 2 là lời yêu cầu, mệnh lệnh mạnh mẽ, cương quyết.

Ví dụ: Ihr werdet die Aufgaben bis morgen erledigen! (đến ngày mai các em phải làm xong bài tập!)
Du wirst dich jetzt bei Herrn Riedel entschuldigen! (Bây giờ anh phải xin lỗi ông Riedel!)

c. Thì tương lai I thường dùng để diễn tả một lời phỏng đoán cho hiện tại hoặc tương lai (thường ở ngôi thứ 3).

Ví dụ: Er wird sich auf seine Prüfung vorbereiten. (Nó sẽ chuẩn bị cho kỳ thi.)
Er wird morgen (sicher) pünktlich zurück sein. (Ngày mai, anh ấy (chắc chắn) sẽ trở về đúng giờ.)
Das wird schon wahr sein. (điều đó sẽ trở thành sự thật.)

VI. THÌ TƯƠNG LAI II (FUTUR II)

1. Thì tương lai II diễn đạt lời phỏng đoán về những việc đã xảy ra hoàn toàn.

Ví dụ: Da werden Sie sich geirrt haben. (Có lẽ ông đã nhầm rồi đấy.)

2. Thì tương lai II cũng dùng chỉ sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Trong trường hợp này, ta phảI dùng cụm từ chỉ thời gian (morgen, bald, bis, Sonnabend...)

Ví dụ: Morgen wird er die Arbeit beendet haben. (Ngày mai anh ta sẽ kết thúc công việc.)

VII: SỰ PHỐI HỢP CỦA CÁC THÌ

Nếu muốn nói đến những sự việc xảy ra có liên quan với nhau và dặt trong một câu (mệnh đề chính và phụ) ta cần phải chú ý các điễm sau:

1. Hai sự việc xảy ra đồng thời ở mệnh đề chính và mệnh đề phụ thì hai sự việc đó được dùng ở cùng một thì.

Ví dụ: Wenn es regnet, bleiben wir zu Hause. (thì hiện tại) (Nếu như trời mưa, chúng ta ở nhà.)
Während er im Kino war, ging sein Freund spazieren. (quá khứ Präteritum) (Trong khi anh ta đi xem phim thì bạn anh ta đi dạo.)

2. Nếu sự việc ở mệnh đề phụ diễn ra trước sự việc ở mệnh đề chính thì phải theo qui tắc sau:

a. Nếu mệnh đề chính ở thì hiện tại (Präsens) thì mệnh đề phụ phải dùng thì quá khứ Perfekt.

Ví dụ: Nachdem wir die Arbeit beendet haben, fahren wir nach Hause. (Sau khi đã hoàn thành công việc, chúng tôi sẽ đi về nhà.)

b. Nếu mệnh đề chính ở thì quá khứ Präterium thì mệnh đề phụ phải dùng thì quá khứ Plusquamperfekt.

Ví dụ: Nachdem wir die Arbeit beendet hatten, fuhren wir nach hause. (Sau khi đã hoàn thành công việc, chúng tôi đi về nhà.)

3. Nếu sự việc trong mệnh đề phụ diễn ra sau sự việc của mệnh đề chính, ta đặt cả hai sự việc ở cùng một thì.

Ví dụ: Er blieb in England, bis er mit seinem Studium fertig war.(Anh ta ở lại nước Anh cho đến khi hoàn tất khoá học.)

Sie bringt das Kind in den Kindergarten, bevor sie zur Arbeit geht.(Chị ấy đưa con đến nhà trẻ trước khi đi làm.)

a. Thì Perfekt:

Ở miền Nam nước đức, để diễn đạt sự việc xảy ra trong quá khứ, người ta thường chỉ dùng thì Perfekt. Nhất là trong đàm thoại, trong văn nói, chúng ta lại càng ít gặp dang thức Präteritum. Tuy nhiên, đối với các trợ động từ và động từ tình thái, người ta vẫn thường sử dụng dạng Prätteritum của chúng.

Ví dụ: Normalerweise hat sie eine Stunde eher gegessen, aber seit gestern konnte sie gar nichts nehmen.
(Bình thường cô ta đã ăn sớm hơn một tiếng rồi, nhưng từ hôm qua cô ta không thể ăn gì.)

b.Thì quá khứ Plusquamperfekt:

Diễn đạt sự việc xảy ra, thường dùng trong câu đàm thoại.

Ví dụ: Nachdem sie einander zufällig begegnet waren, gingen sie miteinander.
(Sau khi tình cờ gặp nhau, họ đã cùng đi với nhau.)

Theo: Nhật Nam

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn