Tìm hiểu về Tiếng Đức |
Tiếng Đức có nguồn gốc từ đâu?. Cấu trúc ngữ pháp Tiếng Đức như thế nào?. Tại sao nên học Tiếng Đức?. Học Tiếng Đức cơ bản như thế nào cho hiệu quả?. Chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về Tiếng Đức trong bài này nhé.
Nguồn gốc Tiếng Đức
Tiếng Đức là một ngôn ngữ German Tây được nói chỉ yếu tại Trung Âu. Nó được nói phổ biến và là ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), Cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ, và Liechtenstein; nó cũng là ngôn ngữ chính thức, nhưng không phải là ngôn ngữ của số đông người dân tại Luxembourg. Những ngôn ngữ lớn khác có quan hệ với tiếng German gồm những ngôn ngữ German Tây khác, như tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan, và tiếng Anh. Nó là ngôn ngữ German phổ biến thứ nhì, sau tiếng Anh.Là một trong những ngôn ngữ "lớn" trên thế giới, tiếng Đức có khoảng 95 triệu người bản ngữ trên toàn cầu và là ngôn ngữ có số người bản ngữ lớn nhất Liên minh châu Âu. Tiếng Đức cũng là ngoại ngữ được dạy phổ biến thứ ba tại cả Hoa Kỳ (sau tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp) và EU (sau tiếng Anh và tiếng Pháp), ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ nhì trong khoa học và ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên World Wide Web (sau tiếng Anh và tiếng Nga). Các quốc gia nói tiếng Đức đứng thứ năm về số đầu sách mới xuất bản hàng năm, với một phần mười số sách trên thế giới (gồm e-book) phát hành bằng tiếng Đức.
Đa phần từ vựng tiếng Đức có gốc German. Một phần được vay mượn từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, và một ít từ hơn mượn từ tiếng Pháp và tiếng Anh. Với những dạng chuẩn khác nhau (tiếng Đức chuẩn Đức, tiếng Đức chuẩn Áo, và tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ), tiếng Đức là một ngôn ngữ đa tâm. Như tiếng Anh, tiếng Đức cũng đáng chú ý vì số lượng phương ngữ lớn, với nhiều phương ngữ khác biệt tồn tại trên thế giới. Do sự không thông hiểu lẫn nhau giữa nhiều "phương ngữ" và tiếng Đức chuẩn, và sự thiểu thống nhất về định nghĩa giữa một "phương ngữ" và "ngôn ngữ", nhiều dạng hay nhóm phương ngữ tiếng Đức (như Hạ Đức và Plautdietsch) thường được gọi là cả "ngôn ngữ" và "phương ngữ".
Tình trạng
Phân bố xấp xỉ của người bản ngữ tiếng Đức (khoảng 95 triệu) toàn cầu.- Đức (78.3%)
- Áo (8.4%)
- Thụy Sĩ (5.6%)
- Ý (Nam Tyrol) (0.4%)
- Khác (7.3%)
Ngữ pháp
Tiếng Đức là một ngôn ngữ hòa kết (ngôn ngữ biến tố), với ba giống: đực, cái, và trung.Biến tố Danh từ
Các mạo từ hạn định tiếng Đức (tương đương với "the" tiếng Anh).Danh từ được chia theo cách, giống, và số.
Bốn cách: danh cách (cách chủ ngữ, cách tên), đối cách (cách trực bổ), sở hữu cách (cách sở hữu) và tặng cách (cách cho, cách tặng).
Ba giống: đực, cái và trung. Đuôi từ có thể cho biết giống: ví dụ, những danh từ kết thúc bằng -ung, -schaft, -keit hay heit là giống cái, danh từ kết thúc bằng -chen hay -lein là giống trung và danh từ kết thúc bằng -ismus là giống đực. Số danh từ còn lại khó đoán định hơn, đôi khi phụ thuộc vào vùng miền; và nhiều đuôi không bị giới hạn vế giống, ví dụ -er: Feier (giống cái), bữa tiệc, buổi kỷ niệm, Arbeiter (giống đực), người lao động, và Gewitter (giống trung), dông bão.
Hai số: ít và nhiều.
Mức độ biến tố này ít hơn đáng kể so với tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp cổ đại, và tiếng Phạn, và cũng phần nào ít hơn so với tiếng Anh cổ, tiếng Iceland và tiếng Nga. Với ba giống và bốn cách, cộng với số nhiều, có 16 loại danh từ theo giống, số và cách, nhưng chỉ có sáu mạo từ hạn định. Ở danh từ, sự biến tố là nhất thiết đối với từ giống đức mạnh và trung số ít. Tuy nhiên, sở hữu cách và tặng cách đang dần bị mất đi trong đối thoại thông tục. Đuôi danh từ biến cách cho bị xem là "lỗi thời" trong nhiều trường hợp và thường bị bỏ đi, nhưng vẫn còn trong tục ngữ, trong lối nói trang trọng và khi viết. Danh từ giống đực yếu dùng chung một đuôi danh từ trong đối cách, tặng cách và sở hữu cách ở số ít. Danh từ giống cái không biến cách ở số ít. Từ số nhiều có biến tố tặng cách. Tổng cộng, bảy đuôi biến tố (không tính phần chỉ số nhiều) hiện diện trong tiếng Đức: -s, -es, -n, -ns, -en, -ens, -e.
Trong chính tả tiếng Đức, danh từ và đa số các từ có chức năng cú pháp với danh từ được viết hoa ký tự đầu (Am Freitag gehe ich einkaufen – "Vào thứ sáu tôi đi mua sắm.").
Mức độ biến tố này ít hơn đáng kể so với tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp cổ đại, và tiếng Phạn, và cũng phần nào ít hơn so với tiếng Anh cổ, tiếng Iceland và tiếng Nga. Với ba giống và bốn cách, cộng với số nhiều, có 16 loại danh từ theo giống, số và cách, nhưng chỉ có sáu mạo từ hạn định. Ở danh từ, sự biến tố là nhất thiết đối với từ giống đức mạnh và trung số ít. Tuy nhiên, sở hữu cách và tặng cách đang dần bị mất đi trong đối thoại thông tục. Đuôi danh từ biến cách cho bị xem là "lỗi thời" trong nhiều trường hợp và thường bị bỏ đi, nhưng vẫn còn trong tục ngữ, trong lối nói trang trọng và khi viết. Danh từ giống đực yếu dùng chung một đuôi danh từ trong đối cách, tặng cách và sở hữu cách ở số ít. Danh từ giống cái không biến cách ở số ít. Từ số nhiều có biến tố tặng cách. Tổng cộng, bảy đuôi biến tố (không tính phần chỉ số nhiều) hiện diện trong tiếng Đức: -s, -es, -n, -ns, -en, -ens, -e.
Trong chính tả tiếng Đức, danh từ và đa số các từ có chức năng cú pháp với danh từ được viết hoa ký tự đầu (Am Freitag gehe ich einkaufen – "Vào thứ sáu tôi đi mua sắm.").
Biến tố động từ
Các yếu tố ảnh hưởng đến động từ tiếng Đức là:Hai lớp chia động từ chính: yếu và mạnh. Thêm vào đó, có một lớp thứ ba, gọi là "động từ hỗn hợp", với cả đặc điểm của động từ yếu và mạnh.
Ba ngôi: thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Hai số: số ít và số nhiều.
Ba trạng: trạng trình bày, trạng mệnh lệnh và trạng cầu khẩn
Hai dạng: chủ động và bị động. Dạng bị động dùng động từ hỗ trợ và được chia thành tĩnh và động. Dạng tĩnh dùng động từ ’’to be’’ (sein). Dạng động dùng động từ “to become’’ (werden).
Hai thì không có động từ hỗ trợ (thì hiện tại và thì quá khứ) và bốn thì với động từ hỗ trợ (thì hiện tại hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành, thì tương lai và thì tương lai hoàn thành).
Tiền tố động từ trong Tiếng Đức
Ý nghĩa của động từ có thể được mở rộng và thay đổi bởi việc sử dụng tiền tố. Ví dụ tiền tố zer- chỉ sự phá hủy, như zerreißen (xé rách ra), zerbrechen (đập vỡ ra), zerschneiden (cắt ra). Một số tiền tố khác chỉ mang ý nghĩa mơ hồ nào đó; ver- đi cùng một số lớn động từ với ý nghĩa đa dạng, versuchen (thử) từ suchen (tìm kiếm), vernehmen (dò hỏi) từ nehmen (lấy), verteilen (phân bổ) từ teilen (chia sẻ), verstehen (hiểu) từ stehen (đứng).
Nguồn bài viết : wikipedia